Sitemap là gì? Hướng dẫn toàn diện

Ngày đăng: 25-12-2024

Sitemap có thể giúp bạn SEO hiệu quả hơn bằng cách tối ưu hóa bố cục trang web. Quan trọng hơn, chúng cho công cụ thu thập dữ liệu biết những thông tin nào quan trọng và hỗ trợ lập chỉ mục kịp thời.

Sitemap là một khái niệm không mấy xa lạ nếu bạn đang làm SEO hoặc quản trị website, nó góp phần tạo cho website sự thân thiện đối với công cụ tìm kiếm và cả người dùng, giúp cho nội dung của bạn nhanh chóng được tìm thấy và xếp hạng trên Google.

 

Sitemap là gì?

 

1. Sitemap là gì?

 

Khi bạn có 1 website tương ứng với 1 tên miền hay domain, ví dụ như bạn đang ở website mrweb.vn, bên trong website chứa rất nhiều liên kết, các liên kết này được gọi là trang con (hay page). Như vậy một trang web bao gồm một tên miền chính và những trang con bên trong nó.

 

Ví dụ: mrweb.vn là tên miền chính, mrweb.vn/mau-website là trang con nằm trong mrweb.vn.

 

Sitemap hay còn gọi là sơ đồ trang web là một tệp hoặc một trang chứa tất cả các trang trong một tên miền chính, nó có thể được tạo bằng XML hoặc HTML, hoặc cả 2. Phần lớn sơ đồ trang web được tạo ra với mục đích SEO là chính, bạn sẽ thấy 3 mục đích chính của nó đối với SEO ngay dưới đây.

 

2. Mục đích của sitemap

 

Mục đích chính của sitemap là giúp cho công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu và cũng hỗ trợ người dùng dễ dàng tìm kiếm các nội dung họ quan tâm bên trong web. Cụ thể như sau:

 

2.1. Giúp công cụ tìm kiếm dễ thu thập dữ liệu

 

Sitemap giúp công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc website giúp chúng dễ dàng xác định nội dung và mức độ ưu tiên của các trang, từ đó dễ thu thập thông tin và index nội dung trên kết quả tìm kiếm hơn.

 

Các robot tìm kiếm của công cụ tìm kiếm sẽ tự động điều hướng đén tất cả các trang trên website để ghi nhận nội dung và lưu trữ nội dung trên cơ sở dữ liệu. Về cơ bản, bạn sẽ cung cấp cho các trình thu thập dữ liệu một lộ trình để làm theo một cách tự động, tránh rủi ro bị sót dữ liệu trong quá trình thu thập, điều này đặc biệt quan trọng đối với những trang có ít liên kết trong website.

 

Trường hợp này, sitemap định dạng XML sẽ tốt hơn, bạn có thể chỉ định mức độ ưu tiên và tần suất cập nhật nội dung đối với công cụ tìm kiếm.

 

2.2. Giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin

 

Sitemap định dạng HTML hiểu đơn giản giống như một sơ đồ về đường đi cho một thành phố hoặc khu vực nào đó. Cấu trúc sitemap này giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ muốn khi đã truy cập vào website. Điều này, giúp họ cảm thấy hài lòng, cải thiện trải nghiệm và hơn hết là giữ chân họ ở lại website lâu nhất nhằm phục vụ cho mục tiêu SEO hoặc bán hàng.

 

2.3. Thông báo các cập nhật mới

 

Cả sitemap XML và HTML đều giúp thông báo cho người dùng và công cụ tìm kiếm về các thay đổi đối với trang web. Khi bạn thay đổi cấu trúc web hoặc cập nhật những nội dung mới trên website, sitemap sẽ thông báo cho công cụ tìm kiếm cập nhật thông tin mới, hoặc người dùng sẽ nhìn thấy những nội dung mới của bạn trên website.

 

3. Lợi ích của sitemap

 

Sitemap được xem là một công cụ để thông báo cấu trúc web và các thay đổi trong quá trình hoạt động. Những lợi ích cụ thể của sitemap như sau:

 

3.1. Cải thiện tốc độ lập chỉ mục (index)

 

Như bạn đã biết, sitemap giúp công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc web và lưu trữ nội dung vào các danh mục tìm kiếm một cách chính xác. Điều này giúp cho hệ thống robot tìm kiếm phát hiện nhanh những thay đổi hay cập nhật nội dung của bạn, từ đó index nội dung nhanh hơn so với những website không có sitemap.

 

3.2. Tăng hiệu suất SEO

 

Tất nhiên, việc index nhanh giúp cho nội dung của bạn nhanh chóng được xác nhận và xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Sẽ ra sao nếu bạn xuất bản một nội dung thật hữu ích, có tính chuyên môn cao và đáp ứng trực tiếp những tìm kiếm của người dùng, tuy nhiên thật không may nội dung đó lại chậm index và bị sao chép bởi một đối thủ và website của họ được index nhanh hơn. Lúc này, mặc dù là nội dung gốc nhưng rất có thể bạn sẽ bị xếp hạng sau nội dung của kẻ sao chép.

 

Quan trọng nữa, các thông số thể hiện trên sitemap (sẽ hướng dẫn ở phần tiếp theo) cũng giúp website đánh giá và xếp hạng mức độ quét thông tin trên website của bạn, đảm bảo các trang quan trọng luôn được xem xét và cập nhật thường xuyên.

 

Ngoài ra, một số website có hiển thị thời gian xuất bản nội dung và các bản cập nhật của nó, điều này giúp người dùng đánh giá được tần suất sản xuất nội dung hữu ích, họ sẽ bắt đầu theo dõi và cập nhật website của bạn thường xuyên hơn, giúp bạn thu hút một lượng traffic lớn và ổn định. Công cụ tìm kiếm cũng sẽ căn cứ vào thời gian để ghi nhận những thay đổi đó nhanh chóng hơn.

 

3.3. Tăng cường khả năng hiển thị nội dung mới

 

Gần đây, Google luôn ưu tiên những nội dung mới và đề xuất chúng ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm ngay sau khi chúng được index dữ liệu. Nhờ có sitemap nội dung của bạn được tìm thấy nhanh chóng và chiếm lấy vị trí tốt khi người dùng tìm kiếm. Ngoài ra, với sơ đồ HTML nội dung mới của bạn sẽ xuất hiện trên đầu danh mục, tạo sự chú ý và kích thích người dùng nhấp vào khi họ truy cập vào web.

 

4. Cách tạo sitemap

 

Có nhiều cách tạo sitemap, tuy nhiên MrWeb sẽ hướng dẫn bạn cách tạo một sitemap XML mà không cần phải biết ngôn ngữ lập trình.

 

4.1. Tạo sitemap với XML Sitemaps

 

Bước 1: Đăng nhập https://www.xml-sitemaps.com/

 

Tại giao diện chính, nhập URL trang web của bạn vào ô Starting URL.

 

Cách tạo sitemap


Cài đặt các thông số (nếu cần):


Change Frequency: Chọn tần suất cập nhật nội dung của website (daily, weekly, monthly...).
Last modification: Chọn cách xác định thời gian cập nhật cuối cùng (dựa trên tệp hoặc thủ công).
Priority: Thiết lập mức độ ưu tiên của các trang (từ 0.1 đến 1.0).


Bước 2: Bắt đầu tạo sitemap
Nhấn nút "Start".
Công cụ sẽ bắt đầu quét trang web của bạn, tìm tất cả các URL và tạo cấu trúc sitemap.


Bước 3: Kiểm tra kết quả
Sau khi quét xong, trang web sẽ hiển thị các URL đã được phát hiện và cấu trúc sitemap.


Bước 4: Tải xuống sitemap
Tải về tệp sitemap.xml hoặc các định dạng khác như sitemap.html, ror.xml...
Lưu tệp này vào máy tính của bạn.


Bước 5: Đưa sitemap lên máy chủ


Tải tệp lên thư mục gốc của website:
Sử dụng công cụ FTP hoặc giao diện quản trị hosting để đưa tệp sitemap.xml vào thư mục chính của trang web (thường là public_html).
Sau khi tải lên, tệp sitemap của bạn sẽ có đường dẫn như: https://domain.com/sitemap.xml.

 

Ví dụ: Sitemap của mrwweb là https://mrweb.vn/sitemap.xml

 

5. Cách gửi sitemap tới Google

 

Sau khi tạo file sitemap hoàn chỉnh, hãy dùng Google Search Console để gửi.

 

Công cụ Search Console của Google đã rất quen thuộc với những người làm SEO hay quản lý website, bạn cần đăng nhập vào công cụ này, sau đó đến phần sitemap (sơ đồ trang web). Nhấp vào "Thêm sơ đồ trang web mới", nhập tên file sitemap vào ô URL (thông thường là sitemap.xml), cuối cùng nhấp gửi.

 

Cách gửi sitemap lên search console

 

Đợi một lúc để công cụ công cụ xác minh và hiển thị trạng thái "Thành công". Lúc này bạn có thể kiểm tra thực tế bằng cách gõ theo cẩu trúc như sau trên thanh tìm kiếm: Tên miền/sitemap.xml (ví dụ: bạn có thể kiểm tra https://mrweb.vn/sitemap.xml). Các liên kết trong sơ đồ web và thông số liên quan sẽ hiển thị ra ngay trên trình duyệt.

 

6. Cách sử dụng sitemap hiệu quả

 

6.1. Điều chỉnh các thông số sitemap phù hợp với website

 

Đối với mỗi loại website, bạn sẽ có một chiến lược nội dung khác nhau và mức độ ưu tiên của mỗi trang (page) cũng khác nhau. Hãy luôn đảm bảo các trang được liệt kê chính xác và mức độ ưu tiên của chúng. Hãy lưu ý đến thông số Priority và gán chúng với mức độ ưu tiên các trang khác nhau (giảm dần từ 1.0 đến 0.1).

 

6.2. Kiểm tra cập nhật thường xuyên

 

Bạn nên kiểm tra sitemap thường xuyên và đảm bảo rằng công cụ tìm kiếm như Google đọc được nội dung một cách thường xuyên và phát hiện được những thay đổi trên website của bạn. Nếu bạn đã chọn tần suất cập nhật nội dung theo định kỳ rồi (daily, weekly, monthly...) nhưng công cụ vẫn không cập nhật theo tần suất đó, hãy cập nhật thủ công một vài lần để công cụ tìm kiếm chú ý đến trang web của bạn.

 

Sitemap có thể giúp bạn SEO hiệu quả hơn bằng cách tối ưu hóa bố cục trang web. Quan trọng hơn, chúng cho công cụ thu thập dữ liệu biết những thông tin nào quan trọng và hỗ trợ lập chỉ mục kịp thời. Đồng thời, đối với người dùng, sitemap giúp người dùng điều hướng trên website dễ dàng, dẫn đến trải nghiệm tốt hơn trong quá trình tìm kiếm thông tin.

Bài viết khác

Thông Tin Những lưu ý khi thiết kế website shop thú cưng

Thông Tin

Những lưu ý khi thiết kế website shop thú cưng

Một website shop thú cưng được thiết kế và xây dựng hoàn hảo sẽ giúp cửa hàng hoặc doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí trong khi vẫn quảng bá được cửa hàng và những sản phẩm của mình.

12

03-2025

Xem chi tiết
Thông Tin Phân tích các loại nhắm mục tiêu Facebook trong năm 2025

Thông Tin

Phân tích các loại nhắm mục tiêu Facebook trong năm 2025

Các nhóm đối tượng mục tiêu Facebook khác nhau có những đặc điểm và độ chính xác khác nhau, người quảng cáo cần biết rõ tính chất của từng nhóm để có thể tạo ra những quảng cáo hiệu quả nhất.

27

11-2024

Xem chi tiết
Thông Tin 6 cách để giảm chi phí trên khách hàng tiềm năng

Thông Tin

6 cách để giảm chi phí trên khách hàng tiềm năng

Lặp lại liên tục các hoạt động quan sát và đo lường hiệu quả, bạn sẽ tìm ra nhiều cách để cải thiện chiến dịch marketing của mình nhằm thu hút nhiều khách hàng tiềm năng ở mức chi phí thấp nhất.

25

11-2024

Xem chi tiết
Thông Tin Cách tạo và quản lý ngân sách marketing hiệu quả

Thông Tin

Cách tạo và quản lý ngân sách marketing hiệu quả

Lập ngân sách marketing chính xác và cụ thể ngay từ đầu giúp cho việc vận hành chiến dịch marketing hiệu quả và xuyên suốt hơn.

19

11-2024

Xem chi tiết
Thông Tin 6 cách để nhận được đánh giá 5 sao trên Goolge

Thông Tin

6 cách để nhận được đánh giá 5 sao trên Goolge

Cho dù bạn đang kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào, online hay offline, các đánh giá của bạn doanh nghiệp bạn trên Goolge là rất quan trọng, nó tác động đến cái nhìn của khách hàng và một số lợi ích khác.

14

11-2024

Xem chi tiết
Thông Tin Từ khóa địa phương - Cách làm hiệu quả nhất

Thông Tin

Từ khóa địa phương - Cách làm hiệu quả nhất

Từ khóa địa phương có độ cạnh tranh không cao so với các từ khóa khác nhưng lại có tỷ lệ chuyển đổi (mua hàng) rất cao. Việc đầu tư đúng cách sẽ giúp website cải thiện được rất nhiều yếu tố liên quan đến SEO và bán hàng.

 

13

11-2024

Xem chi tiết

© 2025 Mrweb All Rights Reserved.

Email
Zalo Phone Facebook
×