Lý do khiến quảng cáo Instagram của bạn không hiệu quả và cách khắc phục
Để có thể đạt hiệu quả cao khi quảng cáo trên Instagram, bạn cần phải xác định ngay từ đầu ngành hàng của bạn có phù hợp không. Từ đó, bạn mới có thể tính toán các kế hoạch tiếp theo như làm nội dung như thế nào, tiếp cận đối tượng ra sao, ngân sách phân bổ... để có thể đạt hiệu quả cao nhất trên nền tảng này.
Quảng cáo trên Instagram là một phần trong hệ sinh thái Meta (Facebook Ads) đang thu hút sự chú ý của nhiều thương hiệu và những người bán hàng. Với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, đây là môi trường tiềm năng đối với bất kỳ nhà quảng cáo nào để tiếp cận người mua hàng của mình.
Tuy nhiên, nếu không biết cách tối ưu, quảng cáo Instagram của bạn có thể không hiệu quả. Hãy khắc phục ngay với những gợi ý dưới đây của Mrweb nhé!
1. Nội dung không hấp dẫn
Bạn không nên xem Instagram giống như những kênh mạng xã hội khác. Đây là nền tảng đề cao tính cá nhân và những bài đăng thẩm mỹ. Tức là cho dù bạn sử dụng định dạng video hay hình ảnh thì chất lượng luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu.
Chất lượng này bao gồm cả chất lượng của video, hình ảnh và chất lượng ở nội dung mà bạn muốn truyền tải. Hãy thử tìm kiếm những kênh có lượng theo dõi và tương tác cao, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy những video hay hình ảnh kém chất lượng.
Instagram là một nền tảng thiên về thị giác và cảm xúc, nếu nội dung của bạn không đẹp, không hấp dẫn, người dùng sẽ lướt qua ngay lập tức.
Cùng với đó, nếu thiết kế của bạn quá "thương mại", tức là quảng cáo quá lộ liễu, rất có thể bạn cũng bị lướt qua nhanh chóng. Phần lớn người dùng Instagram yêu thích những câu chuyện, nội dung, gợi ý có tính cảm xúc cao, do đó, nếu bạn tạo một quảng cáo có tính chất bán hàng trực tiếp giống như trên Facebook hay Tiktok thì khả năng cao bạn sẽ không thu hút được lượt mua hàng.
Tip học hỏi: Hãy nhìn vào những thương hiệu lớn như Redbull, Cocacola, Pepsi... gần như họ rất ít khi đề cập tới sản phẩm nhưng người dùng luôn luôn hình dung được thông điệp và sản phẩm mà họ muốn truyền tải.
Người dùng trên nền tảng này thường xem video ở chế độ im lặng, nên hãy thêm caption/lettering nổi bật vào video để giữ chân họ ở lại. Những vị trí như Reel hay Explore là vị trí tiềm năng nhất để thu hút người dùng mới.
2. Sử dụng không đúng định dạng quảng cáo
Instagram cung cấp một số định dạng quảng cáo khác nhau, mặc dù việc chọn sai định dạng vẫn khiến cho quảng cáo của bạn được phân phối, tuy nhiên chắc chắn hiệu quả sẽ không được tối ưu nhất.
Mỗi định dạng quảng cáo có điểm mạnh và điểm yếu riêng phù hợp với từng mục tiêu cụ thể:
Quảng cáo hình ảnh đơn
Quảng cáo hình ảnh tĩnh (dạng 1 hình) phù hợp với sản phẩm cụ thể, dễ nhận diện và thường xuất hiện ở Feed, Explore, Story.
Quảng cáo video
Định dạng video từ vài giây đến 60 giây (Reels có thể dài hơn) phù hợp với giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, tính năng, truyền cảm hứng... Sức mạnh của video đến từ âm thanh và hiệu ứng, nên bạn cần đầu tư content chỉnh chu, đảm bảo thu hút người xem trong vòng 3 giây đầu tiên.
Quảng cáo Carousel
Cho phép người dùng vuốt để xem thêm ảnh hoặc video, do đó bạn có thể mở rộng chủ đề hoặc thông điệp của chiến dịch và thêm chiều sâu cho ưu đãi của mình. Loại quảng cáo này đặc biệt hiệu quả để bán sản phẩm vì bạn có thể hiển thị cùng một sản phẩm từ các góc độ khác nhau hoặc hiển thị nhiều mặt hàng khác nhau.
Lưu ý: Ảnh đầu tiên phải thật sự hấp dẫn để thu hút người dùng xem những ảnh tiếp theo.
Quảng cáo bộ sưu tập
Bạn cần có một catalog sản phẩm được đồng bộ sẵn trong trình quản lý doanh nghiệp (Meta Business Suite). Kiểu quảng cáo này giúp kể một câu chuyện với trọng tâm là sản phẩm hoặc phong cách sống thông qua nhiều hình ảnh, video trong cùng một quảng cáo. Những quảng cáo này rất tuyệt để truyền cảm hứng trực quan và giúp đối tượng mục tiêu của bạn xem thêm hoặc nhấp vào mua sản phẩm.
Những ngành có sản phẩm phong phú về mẫu mã như thời trang, mỹ phẩm, nội thất... sẽ rất thích hợp cho kiểu quảng cáo này.
Quảng cáo stories
Stories là một định dạng video ngắn hoặc hình ảnh có thời lượng 15 giây hiển thị dọc toàn màn hình. Khi sử dụng định dạng quảng cáo này bạn có cơ hội tiếp cận hơn 500 triệu tài khoản sử dụng Instagram Stories hàng ngày, đây là cách tối ưu để tiếp cận đám đông của bạn.
Định dạng này thường phù hợp với các chiến dịch flash sale, tạo cảm giác cấp bách.
Quảng cáo khám phá
Khi người dùng nhấp vào tab khám phá, họ sẽ có cơ hội được nhìn thấy quảng cáo của bạn. Kiểu quảng cáo này phù hợp với ý định tiếp cận người dùng mới, mở rộng phạm vi thương hiệu.
Quảng cáo thu hút lượt nhấp vào tin nhắn
Kiểu quảng cáo bán hàng truyền thống, khi người dùng nhấp vào nhắn tin, họ sẽ được chuyển tới Instagram DM hoặc Messenger trên Facebook. Kiểu quảng cáo này phù hợp với những loại hình sản phẩm, dịch vụ cần phải tư vấn nhiều.
Bạn nên tạo kịch bản trả lời tin nhắn để tiết kiệm thời gian và tư vấn khách hàng một cách chủ động, giúp tăng khả năng chốt đơn.
Tóm lại, tùy thuộc vào sản phẩm và mục tiêu quảng cáo mà bạn cần chọn định dạng video hay hình ảnh và kiểu quang cáo phù hợp để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
3. Target sai đối tượng
Cho dù sản phẩm có tốt đến đâu mà target sai đối tượng thì bạn cũng sẽ không đạt được mục tiêu chuyển đổi như mong muốn. Việc chọn đối tượng không gây ảnh hưởng tới quá trình duyệt quảng cáo nhưng nó sẽ hạn chế phân phối và tác động đến hiệu suất chiến dịch.
Bạn có thể tạo ra một nội dung cực kỳ thú vị, có tiềm năng cao, nhưng quảng cáo chỉ phân phối tới những người không thuộc đối tượng mục tiêu của bạn, thất bại là điều tất yếu.
Đó là lý do tại sao các chuyên gia quảng cáo thường xuyên thử nghiệm, chỉnh sửa và tạo các tệp tùy chỉnh hay đối tượng looklike để tối ưu quảng cáo của mình một cách tốt nhất.
Kết hợp với dữ liệu khách hàng, những người đã từng mua hàng trước đây để chọn lọc những thông tin nhân khẩu học gần nhất cũng là cách giúp cho các chiến dịch quảng cáo được hiệu quả nhất.
4. Sử dụng 1 nội dung cho nhiều nền tảng
Một sai lầm phổ biến rất dễ mắc phải khi thiết lập quảng cáo của nhiều người đó là sử dụng 1 định dạng video hoặc hình ảnh cho cả quảng cáo cho tất cả các mạng xã hội.
Mỗi một nền tảng có đặc điểm riêng biệt, do đó nếu áp dụng 1 nội dung hay 1 định dạng cho tất cả các kênh mạng xã hội của bạn, khả năng cao sẽ không thành công như mong đợi. Instagram có lượng người tương tác ở độ tuổi 18 đến 34 là phố biến. Những người nằm trong độ tuổi này thường có xu hướng sống ảnh hưởng bởi thị giác, nhu cầu thể hiện thẩm mỹ và cá tính cao.
Thay vì quảng cáo trực tiếp như Facebook và Tiktok: "Hãy mua cái này" hoặc "Mua ngay kẻo lỡ"... những quảng cáo kiểu như kể chuyện hoặc chia sẻ knh nghiệm và cảm xúc sẽ phù hợp hơn trên Instagram.
5. Không kiểm tra Instagram Insights
Instagram Insights là công cụ phân tích được tích hợp sẵn trong Instagram dành cho tài khoản doanh nghiệp hoặc người sáng tạo nội dung. Nó giúp bạn hiểu rõ hiệu quả hoạt động của bài viết, story, reels, lượt tương tác, người theo dõi...
Những thông số quan trọng như: vị trí của Followers, độ tuổi, giới tính, thời gian hoạt động... giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu và cách các đối tượng đó tương tác với quảng cáo của bạn. Từ đây, bạn sẽ biết được quảng cáo, nội dung nào hiệu quả và nội dung nào cần cải thiện.
6. Sản phẩm không phù hợp đối tượng trên Instagram
Không phải tất cả các sản phẩm đều có thể quảng cáo thành công trên Instagram. Đây là nền tảng thu hút những người có gu thẩm mỹ cao, do đó những ngành hàng có xu hướng thiên về cái đẹp sẽ chiếm ưu thế hơn.
Các ngành hàng có khả năng tạo ra hình ảnh visual đẹp như thời trang hay mỹ phẩm và làm đẹp chính là những ngành hàng có doanh số cao nhất trên Instagram. Tiếp đó, có thể kể đến dịch vụ F&B, cà phê, ăn uống, du lịch... là nơi mà các nhà quảng cáo có thể thể hiện được xu hướng sống của những người nằm trong độ tuổi 18 đến 34 (độ tuối chiếm đa số người dùng trên Instagram).
So với các ngành hàng trên thì những lĩnh vực như bất động sản, tài chính, bảo hiểm, thiết bị máy móc... dường như không được mấy quan tâm trên nền tảng này. Điều này xuất phát từ việc mức độ tài chính phải chi trả quá cao, cần nhiều thời gian để cân nhắc trước khi đi đến quyết định mua hàng.
Để có thể đạt hiệu quả cao khi quảng cáo trên Instagram, bạn cần phải xác định ngay từ đầu ngành hàng của bạn có phù hợp không. Từ đó, bạn mới có thể tính toán các kế hoạch tiếp theo như làm nội dung như thế nào, tiếp cận đối tượng ra sao, ngân sách phân bổ... để có thể đạt hiệu quả cao nhất trên Instagram.
Bài viết khác

Thông Tin
Instagram đang thử nghiệm quảng cáo không thể bỏ quaQuảng cáo không thể bỏ qua (ad breaks) sẽ bắt buộc bạn phải dừng lại khoản từ 3 đến 10 giây trước khi có thể xem video tiếp theo.
13
05-2025

Thông Tin
Tầm quan trọng của website đối với doanh nghiệp nhỏWebsite của một doanh nghiệp đại diện cho mặt bằng kinh doanh online mà không bị giới hạn về phạm vi tiếp cận. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí trong khi vẫn quảng bá được cửa hàng và sản phẩm của mình.
29
04-2025

Thông Tin
Trước khi thiết kế website cần chuẩn bị những gì?Thiết kế website không chỉ đơn giản là tạo ra một giao diện đẹp mà là cả một quá trình đầu tư kỹ lưỡng từ tư duy thương hiệu, mục tiêu kinh doanh đến nội dung hình ảnh,... Chuẩn bị càng đầy đủ, website càng có nền tảng vững chắc để phát huy hiệu quả và lâu dài.
25
04-2025

Thông Tin
Những lưu ý khi làm website bán hàngWebsite bán hàng đại diện cho mặt bằng kinh doanh online với phạm vi tiếp cận không giới hạn. Chủ shop đầu tư đúng hướng có thể mang lại lợi nhuận cao mà không phải tốn chi phí.
11
04-2025

Thông Tin
Những lưu ý khi thiết kế website shop thú cưngMột website shop thú cưng được thiết kế và xây dựng hoàn hảo sẽ giúp cửa hàng hoặc doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí trong khi vẫn quảng bá được cửa hàng và những sản phẩm của mình.
12
03-2025

Thông Tin
Sitemap là gì? Hướng dẫn toàn diệnSitemap có thể giúp bạn SEO hiệu quả hơn bằng cách tối ưu hóa bố cục trang web. Quan trọng hơn, chúng cho công cụ thu thập dữ liệu biết những thông tin nào quan trọng và hỗ trợ lập chỉ mục kịp thời.
25
12-2024