SSL là gì? Tại sao phải dùng SSL?

Ngày đăng: 30-06-2024

SSL giúp bảo vệ những thông tin nhạy cảm khi chúng được truyền qua các mạng máy tính trên thế giới. Nó cung cấp sự riêng tư, bảo mật nghiêm ngặt và toàn vẹn cho dữ liệu của cả trang web và thông tin cá nhân của người truy cập.

SSl là gì?

SSL (Secure Sockets Layer) là một công nghệ bảo mật tiêu chuẩn toàn cầu được sử dụng bởi hàng triệu trang web giúp mã hóa dữ liệu giữa máy chủ web (host) và trình duyệt web (client). Nó đảm bảo giao tiếp giữa người dùng và trang web được bảo mật, riêng tư và đáng tin cậy.

Dấu hiệu để nhận biết một trang web có sử dụng SSL nằm ở URL, nó được bắt đầu bằng "https://" thay vì "http://". Kèm với đó là biểu tượng ở khóa bên cạnh thanh địa chỉ (hiện tại thanh ổ khóa đã được chuyển vào bên trong, bạn có thể nhấp chuột vào icon trước thanh địa chỉ để thấy nó).

 

 

Tầm quan trọng của SSL

SSL giúp bảo vệ những thông tin nhạy cảm khi chúng được truyền qua các mạng máy tính trên thế giới. Nó cung cấp sự riêng tư, bảo mật nghiêm ngặt và toàn vẹn cho dữ liệu của cả trang web và thông tin cá nhân của người truy cập.

 

1. SSL mã hóa thông tin nhạy cảm
SSL giữ cho những thông tin nhạy cảm được mã hóa khi gửi qua Internet và chỉ có những người nhận được chỉ định mới có thể hiểu nó.

Khi thông tin bạn gửi trên Internet được truyền từ máy tính đến máy tính, rồi đến một máy chủ đích. Bất cứ máy tính nào ở giữa bạn và máy chủ đều có thể nhìn thấy số thẻ tín dụng, tên tài khoản và mật khẩu cùng những thông tin nhạy cảm khác, khi chúng chưa được mã hóa với chứng chỉ SSL (SSL Certificate).

Khi SSL Certificate được sử dụng, thông tin sẽ trở thành không thể đọc được đối với tất cả mọi người, ngoại trừ máy chủ mà thông tin đang được gửi đến. Nhờ đó, hacker và những kẻ lấy cắp không thể đọc hay lấy trộm thông tin.

 

Một kết nối mã hóa được thiết lập như thế nào?

Kết nối an toàn SSL được thực hiện thông qua các bước dưới đây:

Bước 1: Bạn nhập vào hoặc chọn một URL: https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay
Bước 2: Máy chủ web sẽ nhận yêu cầu của bạn và sau đó gửi phản hồi rằng đang cố gắng để thiết lập kết nối tin cậy giữa trình duyệt web và máy chủ web, còn được gọi là "SSL handshake".
Bước 3: Sau khi SSL Certificate xác nhận thông qua SSL handshake, dữ liệu được truyền giữa máy chủ web và trình duyệt web sẽ được mã hóa để đảm bảo an toàn và riêng tư.

 

2. SSL cung cấp tính xác thực
Ngoài mã hóa, một chứng nhận SSL thích hợp cũng cung cấp sự xác thực. Điều này có nghĩa là bạn có thể chắc chắn rằng mình đang gửi thông tin đến đúng máy chủ chứ không phải đến một kẻ mạo danh nào đó đang cố gắng ăn cắp thông tin của bạn.

Nhà cung cấp SSL đáng tin cậy sẽ chỉ cấp một SSL Certification đến cho một công ty, với điều kiện công ty đó được xác nhận rằng đã vượt qua một số cuộc kiểm tra danh tính. Một số SSL Certification như EV SSL Certificates, yêu cầu xác nhận nhiều hơn những chứng nhận khác.

Bạn có thể sử dụng SSL Wizard để so sánh giữa các nhà cung cấp SSL, có sẵn trong hầu hết các trình duyệt web. Trình duyệt web sẽ tạo ra một xác nhận rằng nhà cung cấp SSL đang có những hành động cụ thể và được kiểm tra bởi một bên thứ 3 sử dụng tiêu chuẩn như WebTrust.

 

3. SSL cung cấp sự tin cậy
Các trình duyệt web sẽ cung cấp cho người dùng những tín hiệu để biết rằng kết nối của mình đang được đảm bảo, đó có thể là một biểu tượng khóa hoặc một thanh màu xanh lá cây. Nhờ đó, khách hàng sẽ tin tưởng trang web hơn và tăng khả năng mua hàng, gắn bó với website. Nhà cung cấp SSL cũng sẽ cung cấp cho bạn một dấu hiệu tin cậy để làm cho khách hàng tin tưởng hơn nữa.

 

4. SSL mang đến sự tin cậy cho người truy cập
HTTPS cũng giúp chống lại những cuộc tấn công lừa đảo. Một email lừa đảo là email được gửi từ tên tội phạm đang cố gắng mạo danh trang web của bạn.

Email này thường có một liên kết đến website của tên tội phạm hoặc sử dụng Man-in-the-middle attack (tên tội phạm sẽ lừa khách hàng để họ gửi thông tin nhạy cảm đến cho chúng) trên tên miền của website.

Nhưng một kẻ nghe lén, hacker thường khó có được một SSL Certificate, nên nếu trang web có SSL, thì chúng không thể mạo danh website một cách hoàn hảo, và người dùng sẽ ít có khả năng bị lừa đảo hơn.

 

5. SSL được yêu cầu cho PCI Compliance
Để chấp nhận thông tin thẻ tín dụng trên website, bạn phải vượt qua những cuộc kiểm tra để chứng minh rằng bạn đang tuân thủ các tiêu chuẩn thanh toán bằng thẻ - Payment Card Industry, PCI. Một trong những yêu cầu đó là sử dụng SSL Certificate.

 

6. SSL đối với SEO
Google đã đưa ra thông báo rằng HTTPS sẽ là một tiêu chí để xếp hạng website. Nghĩa là khi đưa ra kết quả cho người tìm kiếm, trang web có SSL sẽ được ưu tiên hơn trang web cùng loại nhưng không có SSL.

 

Quy trình mã hóa dữ liệu

 

1. Bắt đầu kết nối

Khi người dùng bắt đấu gõ một trang web có giao thức https lên thanh địa chỉ, trình duyệt của bạn sẽ gửi yêu cầu kết nối đến máy chủ web. Máy chủ web phản hồi bằng cách gửi lại một chứng chỉ SSL (SSL certificate).

 

2. Xác thực chứng chỉ SSL

Trình duyệt kiểm tra chứng chỉ SSL này để đảm bảo rằng nó được cấp bởi một tổ chức chứng thực (Certificate Authority - CA) uy tín và là chứng chỉ hợp lệ. Nếu chứng chỉ hợp lệ, trình duyệt sẽ tiếp tục quá trình kết nối SSL.

 

3. Thiết lập khóa phiên (Session Key)

Trình duyệt và máy chủ sẽ cùng nhau tạo ra một khóa phiên tạm thời (session key) bằng cách sử dụng các thuật toán mã hóa. Khóa phiên này sẽ được sử dụng để mã hóa và giải mã dữ liệu trong suốt phiên làm việc.

 

4. Mã hóa dữ liệu

Dữ liệu bạn gửi đi (như thông tin đăng nhập, thông tin thẻ tín dụng, v.v.) sẽ được mã hóa bằng khóa phiên này trước khi truyền đi qua mạng. Khi máy chủ nhận được dữ liệu mã hóa, nó sẽ sử dụng khóa phiên để giải mã dữ liệu và xử lý nó.

 

5. Giải mã dữ liệu
Ngược lại, dữ liệu từ máy chủ gửi về trình duyệt của bạn cũng được mã hóa trước khi truyền đi. Trình duyệt của bạn sẽ sử dụng khóa phiên để giải mã dữ liệu nhận được từ máy chủ.

 

Mrweb - Thiết kế website chuyên nghiệp

Từ KhóaSSLSSl là gì

Bài viết khác

Thông Tin Những lưu ý khi thiết kế website cho doanh nghiệp

Thông Tin

Những lưu ý khi thiết kế website cho doanh nghiệp

Trang web doanh nghiệp là một phần trong bộ nhận diện thương hiệu, vì vậy điều quan trọng là sử dụng thương hiệu nhất quán trên toàn bộ trang web của bạn.

30

06-2024

Xem chi tiết
Thông Tin Những câu hỏi thường gặp của khách hàng làm website

Thông Tin

Những câu hỏi thường gặp của khách hàng làm website

Bạn muốn làm website nhưng còn nhiều thắc mắc? MrWeb giải đáp 5 câu hỏi phổ biến nhất để bạn chuẩn bị kỹ trước khi bắt đầu thiết kế website.

23

05-2025

Xem chi tiết
Thông Tin Google Alerts là gì? Cách sử dụng hiệu quả

Thông Tin

Google Alerts là gì? Cách sử dụng hiệu quả

Google Alerts là công cụ miễn phí giúp bạn theo dõi từ khóa trên Internet. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sử dụng Google Alert và 8 tác dụng thực tế mà dân marketing, content nên biết.

25

06-2025

Xem chi tiết
Thông Tin Hướng dẫn cách quản lý website hiệu quả

Thông Tin

Hướng dẫn cách quản lý website hiệu quả

Để website hoạt động hiệu quả và mang lại doanh thu như mong muốn, người quản lý website phải kiên trì thực hiện rất nhiều công việc trong một khoản thời gian dài.

16

06-2025

Xem chi tiết
Thông Tin Dấu hiệu cho thấy website cần phải làm lại

Thông Tin

Dấu hiệu cho thấy website cần phải làm lại

Website cũ, chậm, không hiển thị đẹp trên điện thoại? MrWeb giúp bạn làm lại website chuyên nghiệp, tối ưu chuyển đổi, chuẩn xu hướng mới.

09

06-2025

Xem chi tiết
Thông Tin Lý do khiến quảng cáo Instagram của bạn không hiệu quả và cách khắc phục

Thông Tin

Lý do khiến quảng cáo Instagram của bạn không hiệu quả và cách khắc phục

Để có thể đạt hiệu quả cao khi quảng cáo trên Instagram, bạn cần phải xác định ngay từ đầu ngành hàng của bạn có phù hợp không. Từ đó, bạn mới có thể tính toán các kế hoạch tiếp theo như làm nội dung như thế nào, tiếp cận đối tượng ra sao, ngân sách phân bổ... để có thể đạt hiệu quả cao nhất trên nền tảng này.

19

05-2025

Xem chi tiết

© 2025 Mrweb All Rights Reserved By Rocker.

Email
Zalo Phone Facebook
×
Xem Website