Cách tạo và quản lý ngân sách marketing hiệu quả
Lập ngân sách marketing chính xác và cụ thể ngay từ đầu giúp cho việc vận hành chiến dịch marketing hiệu quả và xuyên suốt hơn.
Một chiến lược marketing hiệu quả phải đi kèm với chi phí. Nhưng đối với nhiều doanh nghiệp, việc xác định chi phí chính xác có thể là một thách thức.
1. Ngân sách marketing là gì?
Ngân sách marketing là số tiền bạn phân bổ để quảng bá cho các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.
Khi bạn triển khai chiến dịch marketing đa kênh, ngân sách tiếp thị sẽ giúp bạn biết được số tiền cần chi cho từng kênh cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến cách quảng bá chiến dịch của bạn.
Một số hạng mục chính trong ngân sách marketing mà các doanh nghiệp cần quan tâm:
- POSM: công cụ hỗ trợ quảng cáo tại điểm bán.
- Chi phí digital marketing.
- Chi phí tổ chức sự kiện
- Phần mềm và các công cụ hỗ trợ nghiên cứu, thực thi, quản trị...
- …
2. Tại sao cần tính ngân sách marketing ngay từ đầu
Các doanh nghiệp nhỏ thường bỏ qua phần tính toán ngân sách marketing, tuy nhiên bước này rất quan trọng trong việc lập kế hoạch marketing. Và đây là lý do tại sao:
2.1. Phác thảo chiến lược marketing
Với một ngân sách nhất định bạn có thể biết được cách mình làm để mang lại hiệu quả tốt nhất cho chiến dịch marketing của mình. Bạn sẽ cần cân nhắc những kênh nào phù hợp với mức ngân sách đó và sẽ mang lại ROI (tỷ lệ lợi nhuận) tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.
2.2. Giúp bạn theo sát kết quả của mình
Một kế hoạch marketing hoàn chỉnh thường gắn liền với các mốc thời gian và chi phí cụ thể. Thông qua việc đối chiếu kết quả trong từng giai đoạn với ngân sách tại lúc đó, bạn sẽ biết được các hoạt động marketing của bạn có đang diễn ra đúng hướng và hiệu quả hay không.
2.3. Xác định được các hạng mục cần tối ưu
Cũng thông qua kết quả trong từng giai đoạn, bạn sẽ biết được mình cần tối ưu những hoạt động nào để có thể cải thiện được tốt nhất cho chiến dịch của bạn. Việc này cực quan trọng để kế hoạch của bạn đi đúng hướng và mang lại hiệu quả tốt nhất.
2.4. Đánh giá tính cạnh tranh của thị trường
Để lập được kế hoạch ngân sách, bạn cần tham khảo rất nhiều nguồn dữ liệu. Thông qua các công cụ đánh giá, tìm kiếm… bạn sẽ hiểu được các doanh nghiệp cùng lĩnh vực đã chi tiêu như thế nào và có được những thành công ở mức độ nào.
Những chỉ số này còn giúp bạn biết được cần chi bao nhiêu tiền để dành ưu thế trước đối thủ, hoặc lựa chọn đầu tư chi phí vào những kênh ít cạnh tranh hơn.
3. Các bước tạo ngân sách marketing
3.1. Xác định rõ mục tiêu
Hãy đưa ra mục tiêu cụ thể cho kế hoạch của bạn. Ví dụ: Bạn cần tăng doanh số ở ở mức bao nhiêu? Tăng bao nhiêu khách hàng tiềm năng truy cập? Số lượng người follow mạng xã hội? Nâng cao nhận thức về thương hiệu?...
3.2. Nghiên cứu sự cạnh tranh
Các lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có mức độ cạnh tranh về chi phí cho các hoạt động marketing khác nhau. Bạn không thể áp dụng một chỉ số chung cho tất cả các ngành, do đó bạn cần có sự nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ.
Sử dụng các công cụ đo lường analytics hoặc các báo cáo cũ để so sánh với các chỉ số cạnh tranh thị trường, đánh giá tiềm năng của các kênh đã sử dụng.
3.3. Đánh giá mức chi tiêu hiện tại của bạn
Kể cả đối với các doanh nghiệp kinh doanh cùng một lĩnh vực, cách thức tiếp thị và kênh tiếp thị có thể khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp với thời gian hình thành, phát triển và quá trình hoạt động sẽ phát triển những cách tiếp cận khách hàng riêng. Bạn cần xác định mức chi tiêu hiện tại và đánh giá hiệu quả của nó để có thể xác định ngân sách marketing mới tốt hơn.
Thống kê dữ liệu lịch sử xem doanh nghiệp đã chi tiêu bao nhiêu cho các kế hoạch marketing trước đó. Sau đó, đánh giá hiệu quả bằng cách xác định ROI từ các hoạt động này.
3.4. Xác định ngân sách
Thông qua các dữ liệu nghiên cứu và mục tiêu đề ra lúc đầu, bạn có thể xác định được con số ngân sách cần sử dụng cho kế hoạch marketing của mình. Cần lưu ý, điều này còn phụ thuộc vào doanh thu của bạn nữa, nếu ngân sách của bạn vượt quá giới hạn thu hồi vốn, bạn cần phải tính toán lại.
3.5. Xác định các kênh tiếp thị và chi phí
Xác định các kênh phù hợp với chiến lược marketing và số tiền đầu tư vào. Đừng quên chi phí để xây dựng công cụ marketing và các loại chi phí tiềm ẩn, đây là những khoản chi phí đáng kể có thể khiến cho ngân sách của bạn bị đội lên đáng kể.
Ví dụ: các khoản chi phí di chuyển hoặc chi phí chỉnh sửa, bổ sung cho công cụ marketing trong trường hợp mọi việc diễn ra không đúng hướng.
Tạo ra một timeline với các hạng mục, KPI và chi phí cụ thể. Bí quyết để chính xác là bạn hãy chia nhỏ ngân sách cho các kênh và công cụ khác nhau.
Ví dụ: Nếu bạn muốn tạo một website và đưa nó lên top đầu trong công cụ tìm kiếm, bạn cần làm rõ danh sách các chi phí khởi tạo website, nghiên cứu đối thủ, phân tích từ khóa… so với việc thực hiện SEO dài hạn.
Lưu ý: Đánh giá toàn bộ tất cả các phương án để có thể chọn được phương án tốt nhất. Ví dụ: so sánh giữa chi phí cho team nội bộ (inhouse) thực hiện so với thuê agency bên ngoài để đánh giá phương án nào tốt nhất.
3.6. Điều chỉnh ngân sách phù hợp với từng giai đoạn
Ngân sách chiến dịch là một con số cụ thể, tuy nhiên bạn cũng đừng quá cứng nhắc cho các giai đoạn cụ thể. Điều quan trọng là bạn luôn theo dõi hiệu quả để có thể tăng hoặc giảm ngân sách cho các giai đoạn đó, sao cho phù hợp với mục tiêu chung đề ra.
Lưu ý: Mỗi nền tảng và công cụ cần một phương thức thanh toán khác nhau, có thể là tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến. Đối với các thanh toán trực tuyến, luôn chú ý hạn mức và thời gian thanh toán, tránh trường hợp các phương thức thanh toán không thực hiện được do không đủ tiền trong tài khoản hoặc hết hạn mức chi tiêu.
Trong thời đại công nghệ và internet phát triển, marketing đóng vai trò sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, nó giúp thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Nhiều doanh nghiệp triển khai marketing mà không có sự tính toán chi phí chi tiết dẫn đến những thống kê không chính xác hoặc không đạt được hiệu quả tốt nhất. Lập ngân sách chính xác sẽ giúp bạn triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả và xuyên suốt.
Bài viết khác
Thông Tin
Phân tích các loại nhắm mục tiêu Facebook trong năm 2025Các nhóm đối tượng mục tiêu Facebook khác nhau có những đặc điểm và độ chính xác khác nhau, người quảng cáo cần biết rõ tính chất của từng nhóm để có thể tạo ra những quảng cáo hiệu quả nhất.
27
11-2024
Thông Tin
6 cách để giảm chi phí trên khách hàng tiềm năngLặp lại liên tục các hoạt động quan sát và đo lường hiệu quả, bạn sẽ tìm ra nhiều cách để cải thiện chiến dịch marketing của mình nhằm thu hút nhiều khách hàng tiềm năng ở mức chi phí thấp nhất.
25
11-2024
Thông Tin
6 cách để nhận được đánh giá 5 sao trên GoolgeCho dù bạn đang kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào, online hay offline, các đánh giá của bạn doanh nghiệp bạn trên Goolge là rất quan trọng, nó tác động đến cái nhìn của khách hàng và một số lợi ích khác.
14
11-2024
Thông Tin
Từ khóa địa phương - Cách làm hiệu quả nhấtTừ khóa địa phương có độ cạnh tranh không cao so với các từ khóa khác nhưng lại có tỷ lệ chuyển đổi (mua hàng) rất cao. Việc đầu tư đúng cách sẽ giúp website cải thiện được rất nhiều yếu tố liên quan đến SEO và bán hàng.
13
11-2024
Thông Tin
Những Lợi Thế Của Doanh Nghiệp Khi Sở Hữu WebsiteTrong thời đại công nghệ số, một trang web không chỉ là công cụ để giới thiệu doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định đến sự thành công của nhiều công ty. Cho dù doanh nghiệp của bạn nhỏ hay lớn, sở hữu một website chuyên nghiệp mang lại vô vàn lợi ích, giúp gia tăng uy tín, mở rộng thị trường, tối ưu hóa quy trình bán hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Hãy tìm hiểu những lý do mà bạn không thể bỏ qua.
10
11-2024
Thông Tin
Tác động của mạng xã hội đến SEOGoogle sử dụng nguyên tắc E-E-A-T (kinh nghiệm, chuyên môn, thẩm quyền, độ tin cậy) như một phần nguyên tắc đánh giá cho các kết quả tìm kiếm, và sự hiện diện mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp website ghi điểm cực lớn.
05
11-2024