Các bước nghiên cứu website đối thủ
Cho dù bạn đang vận hành website theo bất cứ hình thức nào, việc nghiên cứu website đối thủ luôn luôn cần thiết và phải thực hiện thường xuyên. Từ việc thường xuyên quan sát họ bạn sẽ có những kiến thức sâu sắc về cách vận hành, chiến lược và phương thức cải tiến website, giúp bạn tiến gần hơn với khách hàng và cải thiện được chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như chính sách bán hàng của mình.
Trong bối cảnh kinh doanh kỹ thuật số cạnh tranh như hiện nay, việc đi trước và đón đầu công nghệ cũng như xu hướng mới đóng vai trò quyết định sống còn cho doanh nghiệp. Đối với website, mỗi lượt nhấp chuột có thể tạo ra khác biệt lớn về doanh số. Nhưng làm sao bạn có thể vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh nếu bạn không biết họ đang làm gì hoặc họ đang làm như thế nào?
Hãy nghiên cứu website đối thủ, thông qua các bước và nhưng công cụ phân tích cụ thể dưới đây!
1. Tại sao bạn nên nghiên cứu đối thủ
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp cho bạn cái nhìn toàn cảnh về thị trường cũng như những tính năng mới có thể áp dụng cho website của bạn. Đồng thời, nó cũng giúp bạn phát hiện rủi ro từ những bước đi sai lầm của đối thủ.
Nắm bắt xu hướng thị trường
Các thay đổi về mặt sản phẩm trên website đối thủ có thể báo hiệu những xu hướng đang thịnh hành, những sản phẩm mục tiêu của thị trường, hoặc sản phẩm mùa vụ. Ngoài ra, những cập nhật về mặt tính năng giúp bạn nắm bắt được sở thích và hành vi của khách hàng để có thể áp dụng cho website của mình.
Dự đoán và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn
Bằng cách nhìn nhận những dấu hiệu, kết hợp với kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn có, bạn có thể phát hiện ra những hành động sai lầm của đối thủ hoặc các đánh giá tiêu cực từ khách hàng của họ để có thể tránh né, tập trung vào hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.
Cải thiện và tìm ra lợi thế cạnh tranh
Nghiên cứu đối thủ có thể cung cấp thông tin chi tiết có giá trị để đưa ra quyết định kinh doanh, bao gồm phát triển sản phẩm, định giá, tiếp thị và bán hàng. Các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất của mình bằng cách sử dụng thông tin này để đưa ra quyết định sáng suốt..
Tối ưu hóa chiến lược SEO và quảng cáo
Nếu bạn đang tập trung vào SEO thi nghiên cứu từ khóa trên top và cách tối ưu web của đối thủ giúp bạn học hỏi được nhiều thứ để cải thiện website của bạn. Việc nắm bắt được cách thức, nội dung, thời gian.., quảng cáo của đối thủ cũng giúp bạn có một kế hoạch quảng cáo chi tiết hiệu quả hơn.
2. Xác định đối thủ cạnh tranh của bạn
Trong SEO web và Google Ads, trọng tâm chính thường tập trung vào các đối thủ cạnh tranh trên top đầu của kết quả tìm kiếm (SERP), các trang web nhắm mục tiêu cùng từ khóa với bạn trong các chiến dịch tìm kiếm của họ. Bạn sẽ cần phân biệt rõ ràng giữa các đối thủ cạnh tranh tìm kiếm tự nhiên (SEO) và trả phí (Ads) của mình.
Về mặt kinh doanh, đối thủ cạnh tranh của bạn có thể được chia thành trực tiếp và gián tiếp. Cả 02 loại đối thủ cạnh tranh này đều có thể được tìm thấy trong số các trang web mà bạn cạnh tranh trong tìm kiếm tự nhiên và trả phí.
2.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ trực tiếp là các trang web cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự nhau và cùng nhắm tới một đối tượng khách hàng. Đây là đối thủ trực tiếp cạnh tranh khốc liệt với bạn, họ có chung tệp khách hàng và những mục tiêu lên top tìm kiếm giống bạn.
Ví dụ về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Samsung và Apple là 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhau ở mảng điện thoại thông minh. Nike và Adidas cạnh tranh trực tiếp với nhau ở lĩnh vực đồ thể thao.
Cách xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
- Truy cập trực tiếp web để xem sản phẩm, dịch vụ.
- Tìm kiếm trên SERP thông qua các từ khóa về sản phẩm, dịch vụ.
- Sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google Ads hoặc các tool SEO.
- Thông qua mạng xã hội vì nhiều thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo mạng xã hội có đích đến là website.
2.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các trang web cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau, sử dụng cho mục đích tương tự, nhưng khác nhau về mặc phân khúc hoặc mục đích trọng tâm nào đó. Mặc dù họ có thể không phải là đối thủ cạnh tranh chính của bạn, nhưng họ vẫn cạnh tranh để giành được sự chú ý và thu hút khách hàng tiềm năng của bạn.
Ví dụ về đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Samsung và Apple cạnh tranh trực tiếp với nhau ở mảng điện thoại thông minh, trong khi đó đối thủ cạnh tranh gián tiếp của 2 gã này là Blackberry lại tập trung vào mảng điện thoại bàn phím Qwerty và có tính bảo mật cao.
Cách xác định đối thủ cạnh tranh gián tiếp:
- Tìm kiếm thông qua những từ khóa liên quan hoặc mở rộng.
- Sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google Ads hoặc các tool SEO.
Nhìn xa trông rộng: đừng chỉ tập trung vào đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn. Hãy tìm hiểu và phân tích toàn bộ những website có thể là đối thủ của bạn nhằm đánh giá tiềm năng, rủi ro để có thể tìm kiếm khách hàng hiệu quả nhất.
3. Các bước nghiên cứu website đối thủ
Bước 1: Xác định đối thủ trực tiếp và gián tiếp
Đầu tiên, hãy lên danh sách các website mà bạn cần nghiên cứu bằng cách sử dụng kết quả tìm kiếm từ Google hoặc những công cụ SEO như Ahref, Sermrush, SimilarWeb, SEOquaker... hoặc thông qua sự hiểu biết về thị trường của bạn. Chia chúng thành các nhóm nhỏ bao gồm đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp, nhóm top đầu, nhóm tiềm năng, nhóm mới xuất hiện... Nói chung chia còn chi tiết càng tốt, hihi.
Xác định đúng các nhóm đối thủ sẽ giúp bạn tập trung vào những điểm cần nghiên cứu, tránh lãng phí thời gian vào các yếu tố không liên quan.
Bước 2: Xác định thông tin tìm kiếm
Truy cập trang web của đối thủ cạnh tranh rồi lướt qua vô định với hy vọng tìm thấy thứ gì đó hữu ích không phải là cách đúng đắn để tiến hành phân tích trang web của đối thủ cạnh tranh. Bạn cần phải có khái niệm rõ ràng về những gì bạn muốn tìm hiểu. Một số thông tin quan trọng bạn có thể tìm kiếm trên trang web của đối thủ cạnh tranh như:
- Từ khóa mục tiêu.
- Thông tin về sản phẩm, dịch vụ, bài viết mà đối thủ đang thể hiện trên web. Tập trung phân tích nội dung, hình ảnh, giao diện và các nút kêu gọi hành động của họ.
- Các tính năng khác lạ hoặc mới về kỹ thuật web.
- Liên kết ngược (backlink).
Bằng cách có mục tiêu, bạn sẽ hiệu quả hơn nhiều trong quá trình tìm kiếm. Hãy tập trung vào thông tin cụ thể mà bạn muốn và thực hiện bằng các công cụ tốt nhất để tìm thông tin đó.
Bước 3: Phân tích hiệu quả từ chiến lược SEO
SEO là cách tốt nhất giúp website tiếp cận khách hàng tiềm năng mà không phải trả phí và bền vững. Hãy phân tích chiến lược SEO và bộ từ khóa của đối thủ.
Xác định các từ khóa chính và phụ mà đối thủ sử dụng, những từ khóa nào họ đang đứng top và mang lại nhiều lưu lượng truy cập. Hãy đặt những câu hỏi như sau:
- Những từ khóa nào đang mang lại thành công cho đối thủ? Có nên áp dụng những từ khóa này cho website của mình không?
- Những từ khóa nào đang không hiệu quả đối với đối thủ?
- Có những từ khóa nào đang liên quan tới thương hiệu của bạn hay không?
- Khả năng lên top của các nhóm từ khóa nếu áp dụng cho website của bạn?
Đối với các nội dung mà đối thủ đang ở trên top đầu (hoặc có tiềm năng lên top), tìm kiếm sự khác biệt hoặc điểm thu hút từ đó phân tích, cải tiến và áp dụng cho website của bạn.
Thống kê hệ thống backlink của họ, tìm hiểu những backlink này đến từ đâu (nguồn miễn phí, trả phí hay tự nhiên). Chia nhóm các backlink này theo mức độ liên quan đến lĩnh vực của bạn và khả năng tận dụng vào chiến lược SEO của bạn.
Bước 4: Theo dõi marketing và quảng cáo
Các chiến dịch marketing và quảng cáo được thực hiện với nhiều mục đích, trong đó tìm kiếm khách hàng là mục tiêu thường được đặt lên hàng đầu. Theo dõi các chiến dịch marketing của đối thủ sẽ giúp bạn biết được khách hàng mục tiêu của họ là ai và cách thức bán hàng của họ như thế nào.
Sử dụng trình báo cáo "Thông tin chuyên sâu về đấu giá" để tìm ra các đối thủ đang cạnh tranh quảng cáo Google Ads với bạn để đánh giá tần suất xuất hiện của họ ở những nội dung mà bạn đang quảng cáo.
Theo dõi Fanpage và sử dụng Facebook Ad Library để xem các quảng cáo mà đối thủ đang chạy, nhắm mục tiêu của họ từ đó xác định nhóm khách hàng mà họ đang nhắm tới có trùng với nhóm khách hàng mục tiêu của bạn hay không. Đừng nghĩ mạng xã hội không liên quan đến website, một số quảng cáo điều hướng đến trang bán hàng trên website, hoặc thậm chí đối thủ không dùng website nhưng bạn vẫn có thể thấy được tệp đối tượng mà họ nhắm mục tiêu trong quảng cáo, từ đó quyết định loại trừ hoặc thêm vào đối tượng mục tiêu của bạn.
Chương trình khuyến mãi: xem cách thức triển khai và chương trình khuyến mãi của họ có đang ảnh hưởng tới chính sách bán hàng của bạn hay không.
Bước 5: Theo dõi phản hồi của khách hàng về đối thủ
Phản hồi của khách hàng có thể cung cấp cái nhìn trực quan về mức độ hài lòng và những điểm yếu của đối thủ:
Đánh giá trên các nền tảng: Google Review, Facebook, hoặc các diễn đàn – xem khách hàng đánh giá gì về sản phẩm, dịch vụ.
Xem xét các khiếu nại: Tìm các phản hồi tiêu cực để nhận biết những vấn đề khách hàng gặp phải và đảm bảo bạn không mắc các lỗi tương tự.
Bước 6: Lập báo cáo tổng hợp và điều chỉnh chiến lược
Kết thúc quá trình nghiên cứu, bạn sẽ có nhiều dữ liệu về đối thủ. Hãy tổng hợp thông tin vào báo cáo, phân tích và đưa ra điều chỉnh cho website và chiến lược của bạn:
- Tạo bảng so sánh các điểm mạnh và yếu của đối thủ.
- Điều chỉnh kế hoạch phát triển để tạo lợi thế cạnh tranh.
- Theo dõi và cập nhật định kỳ: thị trường và đối thủ luôn thay đổi, vì vậy việc nghiên cứu cần được thực hiện thường xuyên để duy trì sự cạnh tranh.
Cho dù bạn đang vận hành website theo bất cứ hình thức nào, việc nghiên cứu website đối thủ luôn luôn cần thiết và phải thực hiện thường xuyên. Từ việc thường xuyên quan sát họ bạn sẽ có những kiến thức sâu sắc về cách vận hành, chiến lược và phương thức cải tiến website, giúp bạn tiến gần hơn với khách hàng và cải thiện được chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như chính sách bán hàng của mình.
Kể cả việc quan sát để biết rằng đối thủ đang không làm gì cũng quan trọng không kém!
Bài viết khác
Thông Tin
Phân tích các loại nhắm mục tiêu Facebook trong năm 2025Các nhóm đối tượng mục tiêu Facebook khác nhau có những đặc điểm và độ chính xác khác nhau, người quảng cáo cần biết rõ tính chất của từng nhóm để có thể tạo ra những quảng cáo hiệu quả nhất.
27
11-2024
Thông Tin
6 cách để giảm chi phí trên khách hàng tiềm năngLặp lại liên tục các hoạt động quan sát và đo lường hiệu quả, bạn sẽ tìm ra nhiều cách để cải thiện chiến dịch marketing của mình nhằm thu hút nhiều khách hàng tiềm năng ở mức chi phí thấp nhất.
25
11-2024
Thông Tin
Cách tạo và quản lý ngân sách marketing hiệu quảLập ngân sách marketing chính xác và cụ thể ngay từ đầu giúp cho việc vận hành chiến dịch marketing hiệu quả và xuyên suốt hơn.
19
11-2024
Thông Tin
6 cách để nhận được đánh giá 5 sao trên GoolgeCho dù bạn đang kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào, online hay offline, các đánh giá của bạn doanh nghiệp bạn trên Goolge là rất quan trọng, nó tác động đến cái nhìn của khách hàng và một số lợi ích khác.
14
11-2024
Thông Tin
Từ khóa địa phương - Cách làm hiệu quả nhấtTừ khóa địa phương có độ cạnh tranh không cao so với các từ khóa khác nhưng lại có tỷ lệ chuyển đổi (mua hàng) rất cao. Việc đầu tư đúng cách sẽ giúp website cải thiện được rất nhiều yếu tố liên quan đến SEO và bán hàng.
13
11-2024
Thông Tin
Những Lợi Thế Của Doanh Nghiệp Khi Sở Hữu WebsiteTrong thời đại công nghệ số, một trang web không chỉ là công cụ để giới thiệu doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định đến sự thành công của nhiều công ty. Cho dù doanh nghiệp của bạn nhỏ hay lớn, sở hữu một website chuyên nghiệp mang lại vô vàn lợi ích, giúp gia tăng uy tín, mở rộng thị trường, tối ưu hóa quy trình bán hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Hãy tìm hiểu những lý do mà bạn không thể bỏ qua.
10
11-2024